PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Công ty tôi phát hiện một doanh nghiệp khác có hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm mà công ty tôi có được. Đối với hành vi này phạt hành chính hay phạt hình sự là phù hợp. Mong được tư vấn! Xin cảm ơn!!
>> Điều kiện để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
>> Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo Điều 199 Luật SHTT 2005 quy định “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.”
Căn cứ vào những hành vi xâm phạm quyền sao chép được quy định tại Điều 28 Luật SHTT 2005 sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi như trên.
Như vậy, đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị phạt từ 15 - 30 triệu đồng. Ngoài ra, theo quy định trên thì tùy vào mức độ xâm phạm sẽ xử lý theo các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự (cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự theo Điều 212 Luật SHTT 2005.
Trân trọng!
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.