Giá trị máy móc, thiết bị để thực hiện dự án đầu tư có được tính là vốn đầu tư? Trong trường hợp nào thì phải giám định giá trị của máy móc, thiết bị này? – Phương Ly (Hà Nội).
>> Năm 2023, việc chuyển nhượng dự án đầu tư được quy định như thế nào?
>> Năm 2023, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Đầu tư 2020 và khoản 1, khoản 2 Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, việc xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư được quy định như sau:
Vốn đăng ký thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở:
- Vốn góp của nhà đầu tư bằng tiền, máy móc, thiết bị, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản khác theo pháp luật về dân sự, điều ước quốc tế về đầu tư.
- Vốn huy động để thực hiện dự án đầu tư.
- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có).
Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư thực hiện của dự án đầu tư sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành. Theo đó, nhà đầu tư xác định vốn đầu tư dựa trên cơ sở vốn nhà đầu tư đã góp, huy động và lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Xác định giá trị vốn đầu tư năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 45 Luật Đầu tư 2020 và khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 28 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, sau khi dự án được đưa vào khai thác, vận hành, giá trị vốn đầu tư, máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ để thực hiện dự án đầu tư được giám định như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập giá trị vốn đầu tư, chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành trong trường hợp sau:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định nhà đầu tư kê khai thuế không trung thực, chính xác, đầy đủ về giá trị vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Trong trường hợp (1) nêu tại Mục 2.1, cơ quan quản lý thuế thực hiện giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của nhà đầu tư. Việc thuê tổ chức giám định độc lập để giám định giá trị vốn đầu tư của dự án do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện.
Trong trường hợp (2) nêu tại Mục 2.1, việc giám định đối với chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được thực hiện như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc giám định chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đối với dự án không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Việc giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được thực hiện thông qua tham vấn Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia giám định độc lập về máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chi phí tổ chức giám định nêu tại Mục 2.2 và Mục 2.3 được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định.
>> Xem thêm tại các bài viết liên quan sau:
>> Việc điều chỉnh dự án đầu tư năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2023?