Cho tôi hỏi năm 2023, pháp luật thương mại quy định như thế nào về việc ký quỹ, phương thức thực hiện hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa? – Đức Chí (Quảng Bình).
>> Năm 2023, thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định thế nào?
>> Việc xác định giá, thanh toán, bảo hành hàng hóa năm 2023 được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP), Sở Giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch.
Khi đặt lệnh giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải đảm bảo số dư tài khoản của mình mở tại Trung tâm thanh toán bù trừ đáp ứng các điều kiện về mức ký quỹ giao dịch khi đặt lệnh.
Trong một thời hạn nhất định theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải bổ sung tiền ký quỹ khi có biến động giá. Trường hợp không bổ sung tiền ký quỹ đúng hạn, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền tất toán hợp đồng với thành viên kinh doanh.
Trong trường hợp số dư tài khoản vượt mức ký quỹ theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Việc ký quỹ, phương thức thực hiện hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.
Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP) dưới đây:
- Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán bù trừ vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
- Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.
Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP dưới đây:
- Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều này;
- Không thực hiện quyền chọn.
Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo các phương thức tại mục 3.1 và 3.2 nêu trên (khoản 3 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá (khoản 4 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh có nghĩa vụ:
- Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;
- Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP), trung tâm thanh toán bù trừ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.
Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.
Việc giao nhận hàng hoá của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do Sở Giao dịch hàng hóa thông báo (Điều 43 Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
Việc giám định hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định 158/2006/NĐ-CP như sau:
- Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định các tổ chức giám định thực hiện việc giám định hàng hoá mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Thành viên kinh doanh được quyền lựa chọn tổ chức giám định cụ thể trong số các tổ chức giám định được Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định để giám định hàng hoá.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?