Cho tôi hỏi năm 2023, pháp luật quy định như thế nào về thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa? – Anh Hào (Quảng Bình).
>> Việc xác định giá, thanh toán, bảo hành hàng hóa năm 2023 được quy định thế nào?
>> Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hoá năm 2023, quyền và nghĩa vụ của các bên?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP), để trở thành thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có vốn điều lệ từ 05 (năm) tỷ đồng trở lên;
- Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại Điều 69 Luật Thương mại 2005, thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá.
Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở Giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở Giao dịch hàng hoá quy định.
Thương nhân môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa bị cấm thực hiện các hành vi quy định tại Điều 70 Luật Thương mại 2005 sau:
- Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
- Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
- Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
- Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.
- Các hành vi bị cấm khác trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Thương mại 2005, bao gồm:
+ Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch hàng hoá;
+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm bài viết:
>> Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại năm 2023?
>> Lưu ý khi thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam năm 2023
>> Những quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa năm 2023?