Em đi xin việc làm, nơi tuyển dụng bắt em phải đóng tiền thì mới được tham gia phỏng vấn, như thế có đúng với quy định pháp luật hay không? – Gia Huy (Quảng Ngãi).
>> Năm 2023, vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có hai hình thức tuyển dụng lao động:
- Trực tiếp tuyển dụng lao động; hoặc
- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
Theo đó người lao động có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Lưu ý: Đối với cả hai hình thức tuyển dụng trên, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Chương II Nghị định 145/2020/NĐ-CP), quy định cụ thể như sau:
(i) Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin cơ bản của người lao động nêu trên kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
(ii) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội (việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động xem chi tiết tại Điều 4 Nghị định145/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tuyển dụng, quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định cụ thể như sau:
Hành vi |
Mức xử phạt tiền |
- Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định. - Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động. - Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. - Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. |
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. |
- Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử, trừ các trường hợp sau: + Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. + Phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình. +Phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế. + Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động. + Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. - Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. - Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định. - Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật. |
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
- Lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. |
Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. |
Lưu ý: Mức xử phạt tiền nêu trên áp dụng đối với trường hợp cá nhân vi phạm quy định về quản lý, tuyển dụng việc làm. Còn đối với tổ chức mức xử phạt sẽ gấp đôi cá nhân (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Ngoài hình thức xử phạt tiền nói trên, đối với hành vi thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động, buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.
Như vậy, nơi tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải đóng tiền mới được tham gia phỏng vấn là hành vi trái với quy định của Bộ luật Lao động 2019 và mức xử phạt đối với hành vi này là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (đối với tổ chức mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng).