Có nhiều công ty sử dụng người nước ngoài làm việc cho công ty mình, vậy nếu công ty đó vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tai nước ta thì bị xử phạt như thế nào?
>> Năm 2023, vi phạm về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới bị phạt thế nào?
>> Công ty vi phạm trách nhiệm với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2023 bị phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
- Chào bán dịch vụ.
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tình nguyện viên.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 2023 bị phạt như thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính khi có hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Hành vi |
Mức phạt tiền |
Người sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định. - Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động. |
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. |
Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. |
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. |
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. - Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực. |
Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. |
Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực. |
Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người. |
Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người. |
|
Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên. |
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với trường hợp cá nhân vi phạm quy định về sử dụng người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Còn đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ gấp đôi cá nhân (Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Ngoài hình thức phạt tiền nêu trên, người lao động nước ngoài tại Việt Nam còn bị trục xuất khỏi nước Việt Nam khi thực hiện các hành vi sau đây:
+ Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
+ Người nước ngoài sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Như vậy, tùy vào từng hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tai Việt Nam thì người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng các mức phạt tương ứng đã được nêu trên.