Có thể hiểu vay thấu chi là gì? Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì? Pháp luật hiện hành có quy định về khái niệm vay thấu chi là gì hay không?
>> Đối tượng nào phải lập bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?
>> Phiếu chi là gì? Tổng hợp các mẫu phiếu chi mới nhất 2024 do BTC ban hành
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Vay thấu chi là gì? Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?”. Tuy nhiên, những nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Pháp luật hiện hành không có quy định giải đáp cụ thể về “Vay thấu chi là gì?”, tuy nhiên, quý khách hàng có thể hiểu vay thấu chi là một hình thức vay tín chấp mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng, cho phép khách hàng có thể rút tiền vượt quá số dư trong tài khoản thanh toán của mình. Đây là một giải pháp tài chính linh hoạt, giúp khách hàng có thể chi tiêu ngay cả khi tài khoản không đủ tiền. Một số đặc điểm nổi bật của vay thấu chi bao gồm:
(i) Giới hạn vay: Ngân hàng sẽ xác định một hạn mức thấu chi tối đa cho khách hàng dựa trên thu nhập và lịch sử tín dụng.
(ii) Lãi suất: Lãi suất áp dụng cho số tiền thấu chi thường cao hơn so với lãi suất vay truyền thống.
(iii) Thời gian vay: Vay thấu chi thường không có thời gian vay cố định, nhưng khách hàng cần thanh toán số tiền đã thấu chi trong thời gian nhất định để tránh phí phạt.
Theo đó, hình thức vay thấu chi thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn, như chi tiêu bất ngờ hoặc thanh toán hóa đơn.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Giải đáp: Vay thấu chi là gì; Thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-NHNN thì có thể hiểu thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là việc tổ chức tín dụng được chi vượt số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, pháp luật cho phép tổ chức tín dụng được thấu chi để bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Thấu chi được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-NHNN như sau:
1. Thực hiện thấu chi
a) Vào 8 giờ sáng mỗi ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo hạn mức thấu chi trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng. Trường hợp có sự điều chỉnh hạn mức thấu chi (tăng hoặc giảm) trong ngày làm việc do thay đổi giá trị giấy tờ có giá được sử dụng cho thấu chi và cho vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm, dư nợ vay qua đêm quá hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) xác định và thông báo cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng chỉ được giảm giấy tờ có giá sử dụng cho thấu chi và vay qua đêm trong trường hợp giá trị giấy tờ có giá còn lại phải đảm bảo hạn mức thấu chi sau khi điều chỉnh tối thiểu bằng số tiền thấu chi đã sử dụng;
b) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng không đủ tiền để thực hiện lệnh thanh toán trong thanh toán điện tử liên ngân hàng thì tự động được thấu chi với số tiền tối đa bằng hạn mức thấu chi theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) để thực hiện lệnh thanh toán. Khi tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng được bổ sung tiền, hệ thống thanh toán tự động hoàn trả số tiền thấu chi trong ngày của tổ chức tín dụng.