Trekking là gì? Sản phẩm du lịch nào có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch?
>> Tội phạm mạng là gì? Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng hiện nay?
>> Niêm yết thông tin trên xe buýt như thế nào từ năm 2025?
Trekking là một hoạt động đi bộ đường dài (hiking) hoặc leo núi trong những khu vực tự nhiên, thường là những nơi có địa hình gồ ghề, hiểm trở như rừng núi, cao nguyên hoặc các con đường mòn hẻo lánh.
Đặc điểm của trekking như:
- Địa hình: Thường diễn ra ở những khu vực ít được khai thác du lịch, bao gồm rừng rậm, núi non, đồi cao, hoặc các tuyến đường mòn tự nhiên.
- Thời gian: Có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, tùy thuộc vào hành trình.
- Dụng cụ cần thiết: Cần chuẩn bị kỹ càng về giày chuyên dụng, balo, nước uống, thức ăn nhẹ, và các thiết bị hỗ trợ khác như bản đồ, la bàn, hoặc GPS.
- Trải nghiệm: Trekking mang lại trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, cơ hội khám phá cảnh quan mới, thử thách giới hạn của bản thân, đồng thời cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Lưu ý: Nội dung “Trekking là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
(i) Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
(ii) Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
(iii) Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
(iv) Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Trekking là gì; Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, quy định các biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
(i) Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
(ii) Có phương án cứu hộ, cứu nạn.
- Bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
- Duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
(iii) Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
(iv) Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
(v) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch bao gồm:
(i) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(ii) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
(iii) Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
(iv) Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
(v) Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định Luật Du lịch 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(vi) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
(vii) Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
(viii) Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
(ix) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.