Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? Có những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đó?
>> Bán hàng trên TikTok Shop có phải đăng ký kinh doanh không?
>> Chứng thư số là gì? Chứng thư số và chữ ký số có giống nhau?
Theo quy định pháp luật hiện hành, về “Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?” được giải đáp như sau:
Cụ thể về “Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?”, sẽ căn cứ theo khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có thể hiểu tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm những hình thức:
- Chia công ty
- Tách công ty
- Hợp nhất công ty
- Sáp nhập công ty
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp về: Tổ chức lại doanh nghiệp là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo Chương IX Luật Doanh nghiệp 2020, về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Chia công ty |
Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. |
Khoản 1 Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Tách công ty |
- Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty trước đó. - Công ty cũ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty mới. |
Khoản 1, khoản 2 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Hợp nhất công ty |
Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty cũ. |
Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Sáp nhập công ty |
Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty cũ. |
Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần |
Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH MTV |
Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH 2TV trở lên |
Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh |
Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020 |
Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, về tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục phối hợp giữa Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.