Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ năm 2024 được phân loại dựa trên những tiêu chí nào? Thủ tục đăng ký phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ?
>> Mở tiệm bán sách cũ năm 2024 có cần phải đăng ký kinh doanh không?
>> Mã ngành 9522 là gì? Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (sau đây gọi là phân loại doanh nghiệp) được quy định như sau:
Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
(i) Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 01 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.
(ii) Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm gỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định 102/2020/NĐ-CP và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
(iii) Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luật.
(iv) Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
(v) Các tiêu chí tại khoản (i) và khoản (ii) Mục 1.1 được quy định chi tiết tại Phụ lục II - Tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định tại Mục 1.1
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT, thủ tục đăng ký phân loại doanh nghiệp được quy định như sau:
Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
(i) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị phân loại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT.
- Bảng kê khai phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
- Tài liệu chứng minh tuân thủ tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT.
(ii) Cách thức và nơi nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định nêu tại khoản (i) Mục này đến Cơ quan tiếp nhận bằng một trong các cách thức sau:
- Nộp trực tiếp.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp qua bưu điện.
Lưu ý: Cơ quan tiếp nhận đăng ký và phân loại doanh nghiệp là cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 102/2020/NĐ-CP).
(iii) Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm:
- Nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.
- Thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo Mẫu Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp - Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT.
- Lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian chưa xây dựng và áp dụng Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì thực hiện phân loại trực tiếp như sau:
(i) Doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan tiếp nhận theo quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục 2.2.
(ii) Cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo mẫu Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp - Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT; thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 Nghị định 102/2020/NĐ-CP và Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT; gửi ngay kết quả phân loại qua thư điện tử về Cục Kiểm lâm và lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.
(iii) Cục Kiểm lâm công bố danh sách doanh nghiệp Nhóm I theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT.