Trong năm 2024, mở tiệm bán sách cũ có cần phải đăng ký kinh doanh không? Mức phạt đối với cá nhân không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập?
>> Mã ngành 9522 là gì? Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình thì đăng ký mã ngành nào?
>> Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng, an ninh 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Theo đó, mở tiệm bán sách cũ năm 2024 cần phải đăng ký kinh doanh vì không thuộc những trường hợp quy định về đối tượng không phải đăng ký nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Mở tiệm bán sách cũ năm 2024 có cần đăng ký kinh doanh
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, về việc xử lý vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh.
- Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh.
- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
- Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp hai lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.