Thương hiệu là gì? Thương hiệu có phải nhãn hiệu không? Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu?
>> Những dấu hiệu nào sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu?
>> Vibe là gì? Tác giả có quyền gì đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian?
- Thương hiệu (Brand) là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực marketing, kinh doanh, nhưng lại mang nội hàm rất sâu rộng. Đây không chỉ đơn thuần là một cái tên hay một biểu tượng đại diện cho sản phẩm hay doanh nghiệp, mà là tổng hòa của nhiều yếu tố hữu hình lẫn vô hình tạo nên giá trị nhận diện và sự khác biệt trên thị trường.
- Cụ thể, thương hiệu bao gồm:
+ Các yếu tố hữu hình như: tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng (logo), hình ảnh hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.
+ Các yếu tố vô hình như: danh tiếng, uy tín, giá trị cảm nhận, cảm xúc, và trải nghiệm mà sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
+ Đồng thời, thương hiệu còn được xem như lời hứa của doanh nghiệp đối với khách hàng về chất lượng, giá trị và trải nghiệm mà họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là ấn tượng tổng thể mà khách hàng có được về một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Đây là thứ khiến khách hàng nhớ đến, tin tưởng và lựa chọn giữa vô vàn lựa chọn khác trên thị trường. Chính vì vậy, thương hiệu không chỉ là một khái niệm marketing, mà còn là một tài sản vô hình vô cùng quan trọng, góp phần tạo dựng lòng trung thành của khách hàng và duy trì vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
![]() |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Thương hiệu có phải nhãn hiệu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thương hiệu và nhãn hiệu không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể thì nhãn hiệu chỉ là là một phần của thương hiệu.
- Nhãn hiệu (Trademark/Brand Name) là dấu hiệu hữu hình (chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều, âm thanh hoặc sự kết hợp của chúng) được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
-Thương hiệu bao gồm nhãn hiệu và tất cả các yếu tố hữu hình, vô hình khác tạo nên nhận diện và giá trị của sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ: Apple là một thương hiệu nổi tiếng. Logo quả táo cắn dở và tên gọi "Apple" là nhãn hiệu của thương hiệu Apple và được pháp luật bảo hộ. Ngoài ra, thương hiệu Apple còn bao gồm các yếu tố khác như thiết kế tối giản, hệ sinh thái sản phẩm, trải nghiệm người dùng cao cấp, danh tiếng về sự sáng tạo,...
Qúy khách hàng lưu ý, nội dung tại bài viết “Thương hiệu là gì? Thương hiệu có phải nhãn hiệu không? Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Căn cứ theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 21 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), những dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có.
- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.