PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Pháp luật không bắt buộc trong mỗi một doanh nghiệp phải có thỏa ước lao động tập thể nhưng một khi đã thực hiện thì phải đúng nguyên tắc. Vậy khi trong trường hợp nào Thỏa ước sẽ bị vô hiệu?
>> Đối tượng phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy
>> Rủi ro khi là người đại diện pháp luật của DN
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần
Khoản 1 Điều 86 Bộ luật lao động 2019 quy định, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
Thỏa ước lao động bị vô hiệu từng phần là khi các phần bị vô hiệu vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của thỏa ước lao động tập thể. Các phần vi phạm pháp luật có thể do sai sót, thiếu hiểu biết về pháp luật, hay sự cố của các bên tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể hoặc cũng có thể do pháp luật về lao động có sự thay đổi dẫn đến một hoặc một số phần của thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với pháp luật nhưng các bên không tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc không thể tiến hành sửa đổi, bổ sung. Dù trong trường hợp nào đi nữa, các phần vi phạm pháp luật đều bị coi là vô hiệu và không ảnh hưởng đến các phần còn lại.
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn phần
Khoản 2 Điều 86 Bộ luật này quy định:
Điều 86. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, có 03 trường hợp vô thỏa ước sẽ hiệu toàn phần
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!