Cùng là hàm lượng vàng 99,99% mà sao giá vàng miếng SJC cao hơn vàng nhẫn? Phí gia công vàng miếng SJC là bao nhiêu? Ai đang định giá vàng miếng SJC? – Thu Hồng (Quảng Nam).
>> Vàng miếng SJC có hàm lượng vàng là bao nhiêu? Tại sao giá cao thế?
>> Luật Doanh nghiệp 2024 quy định thế nào về quyền thành lập, góp vốn, quản lý doanh nghiệp?
Sáng nay, tôi xem trên trang của PNJ, thì giá vàng miếng SJC bán ra 71 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn trơn 58,1 triệu đồng/lượng; tức là vàng miếng SJC cao hơn nhẫn trơn 12,9 triệu đồng/lượng. Mặc dù, hàm lượng vàng của cả hai đều là 99,99% nhưng tại sai vàng miếng SJC giá lại cao hơn vàng nhẫn trơn?
Về vấn đề này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, nguồn cung vàng miếng SJC sẽ ít hơn vàng nhẫn; giá của vàng miếng SJC được điều chỉnh theo quy luật cung – cầu trên thị trường (nếu nguồn cung ít mà nhiều người có nhu cầu mua thì giá vàng miếng SJC sẽ tăng cao).
Bảng lãi suất gửi tiết kiệm và vay tiền Ngân hàng tháng 10/2023
Bảng giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn trơn (99,99%) tại PNJ lúc 09h33 ngày 14/10/2023
Xem thêm tại bài viết: >>Vàng miếng SJC có hàm lượng vàng là bao nhiêu? Tại sao giá cao thế?
Như đã trình bày tại Mục 1 nêu trên, Công ty SJC không phải là đơn vị định giá vàng miếng SJC; mà giá vàng miếng SJC được hình thành trên quy luật cung cầu của thị trường.
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.
(Ví dụ: Trong giai đoạn năm 2012, phí gia công vàng miếng là 50.000 đồng/lượng; năm 2022, phí gia công là 140.000 đồng/lượng).
Điều 6. Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC – Quyết định 1623/QĐ-NHNN 1. Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) cho phép chuyển đổi vàng miếng khác có nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ thành vàng miếng SJC. 2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc cho phép chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC. Trường hợp chấp chuận, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng đề nghị chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, đồng thời gửi Công ty SJC để thực hiện gia công. 3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công vàng miếng SJC. 4. Căn cứ vào văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC, tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng ký kết Hợp đồng gia công vàng miếng SJC với Công ty SJC. 5. Công ty SJC tiến hành gia công vàng miếng SJC. 6. Công ty SJC giao sản phẩm vàng miếng SJC cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo Hợp đồng gia công vàng miếng SJC đã ký. 7. Việc giao nhận, kiểm định vàng nguyên liệu, gia công vàng miếng SJC và bàn giao sản phẩm vàng miếng SJC thực hiện dưới sự giám sát của Tổ giám sát gia công vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh). 8. Việc Công ty SJC chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 7 Điều này. |