Đối với Tài khoản 313 (vật liệu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, pháp luật quy định thế nào? – Trâm Anh (Đồng Tháp).
>> Tài khoản 305 (hao mòn TSCĐ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 313 - Vật liệu áp dụng cho Tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản 313 - Vật liệu dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật liệu của Tổ chức tài chính vi mô.
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên Tài khoản 313 - Vật liệu phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”.
- Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo giá trị thực tế.
- Không phản ánh vào Tài khoản 313 đối với vật liệu không thuộc quyền sở hữu của Tổ chức tài chính vi mô như vật liệu nhận giữ hộ,...
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 313 (vật liệu) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cẩu và nội dung phản ánh của Tài khoản 313 - Vật liệu áp dụng cho Tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của vật liệu nhập kho;
- Trị giá vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào kinh doanh;
- Trị giá vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, tổ chức bộ máy kế toán được quy định như sau:
Điều 18. Tổ chức bộ máy kế toán - Nghị định 174/2016/NĐ-CP
1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm. 2. Việc tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị kế toán do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định. Trường hợp tổ chức, đơn vị không có cơ quan có thẩm quyền thành lập thì do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định. Việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toán hoặc đơn vị trực thuộc không phải là đơn vị kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định. Các đơn vị trong lĩnh vực kế toán nhà nước không được bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị không phải là đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải bao gồm thông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới và đơn vị trực thuộc. 3. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước phù hợp với tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ được giao. 4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp đơn vị kế toán ở cấp tỉnh không có đơn vị dự toán trực thuộc vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị kế toán ở cấp huyện vừa là đơn vị dự toán cấp trên vừa là đơn vị sử dụng ngân sách thì được bố trí chung một bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị. 5. Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước; người có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập; người có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật kế toán; người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận. 6. Đối với người đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm là kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước và đã có thời gian thực tế làm kế toán trưởng trong các đơn vị này từ 10 năm trở lên tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì vẫn được xem xét, bổ nhiệm làm kế toán trưởng của đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nếu đủ các điều kiện khác theo quy định đối với kế toán trưởng mà không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán như quy định tại khoản 5 Điều này. 7. Đối với người không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nhưng đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên, kế toán viên chính tại các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 thì vẫn tiếp tục được làm kế toán nhưng không được bổ nhiệm làm kế toán trưởng cho đến khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán trưởng theo quy định đối với kế toán trưởng, trừ những người vẫn được làm kế toán trưởng quy định tại khoản 6 Điều này. |