Hiện nay, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con dựa trên lương cơ sở; tuy nhiên, khi cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bỏ quy định về tiền lương cơ sở.
>> Luật Xây dựng 2024: Quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?
>> Nghỉ việc do mắc bệnh đậu mùa khỉ, công ty có phải trả lương?
Vậy, sau khi cải cách tiền lương thì mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu? Tính dựa trên cơ sở nào? – Thu Trang (TP. Hồ Chí Minh).
Về vấn đề này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp như sau:
Hiện nay, mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được thực hiện theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Sau khi cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bỏ quy định về tiền lương cơ sở; do đó, Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung quy định này tại Luật Bảo hiểm xã hội và các luật khác có quy định về lương cơ sở nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật là thống nhất.
Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi cho mỗi con là 3.600.000 đồng.
Toàn văn File Word bảng so sánh điểm mới Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 |
Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con sau cải cách tiền lương
Đồng thời, theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi quy định nêu trên được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu.
Điều 63. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi – Luật Bảo hiểm xã hội 2024 1. Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật này thì được trợ cấp một lần khi sinh con. Trường hợp lao động nữ sinh con nhưng chỉ có cha đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật này thì cha được trợ cấp một lần. 2. Lao động nữ mang thai hộ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật này thì được trợ cấp một lần khi sinh con. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được trợ cấp một lần. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định thì người chồng của lao động nữ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần. 3. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật này thì được trợ cấp một lần. 4. Mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi cho mỗi con quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bằng 3.600.000 đồng. Mức trợ cấp một lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi quy định tại khoản này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 74 của Luật này. |