Rượu vang là gì ? Hiện nay cơ sở sản xuất rượu vang phải đáp ứng những yêu cầu nào? Sản xuất rượu vang có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?
>> Vũng Tàu bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở đâu?
>> Đấu thầu trước là gì? Cần lưu ý những gì?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013, định nghĩa rượu vang như sau:
- Rượu vang (wine): Đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men rượu từng phần/hoàn toàn từ nho tươi (hoặc từ dịch ép nho) và không qua chưng cất, có thể sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Rượu vang nổ (sparkling wine): Đồ uống có cồn thu được khi tiếp tục xử lý rượu vang trong hoặc sau quá trình sản xuất, có bổ sung cacbon dioxit (CO2) nội sinh, có thể sử dụng phụ gia thực phẩm. Sản phẩm có sủi bọt khi mở nắp chai do quá trình giải phóng cacbon dioxit.
Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13988:2024, quy định yêu cầu đối với cơ sở sản xuất rượu vang như sau:
(i) Cơ sở sản xuất có trách nhiệm nhận nho nguyên liệu và sản xuất, chế biến hoặc pha trộn rượu.
(ii) Cơ sở sản xuất phải lưu trữ hồ sơ bao gồm thông tin về sản phẩm nhận được, giống nho, danh tính của nhà cung cấp (cơ sở trồng nho), địa điểm thu hoạch nho, ngày nhận sản phẩm.
(iii) Khi nhận phụ gia, cơ sở sản xuất phải lập hồ sơ về thông tin chi tiết về nhà cung cấp, ngày nhận hàng, mô tả sản phẩm đã nhận, số lô.
(iv) Cơ sở sản xuất phải lưu giữ hồ sơ chính xác về các quy trình được sử dụng để sản xuất ra từng loại rượu vang.
(v) Cơ sở sản xuất rượu vang phải được định danh bằng mã truy vết địa điểm.
(vi) Cơ sở sản xuất phải định danh cho sản phẩm bằng mã truy vết vật phẩm, đơn vị logistics bằng mã truy vết vận chuyển.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Rượu vang là gì; Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất rượu vang (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, quy định mã ngành sản xuất rượu vang là 1102 - 11020.
1102 -11020: Sản xuất rượu vang
Nhóm này gồm:
- Sản xuất rượu vang;
- Sản xuất rượu sủi tăm;
- Sản xuất rượu từ chiết xuất của nho;
- Sản xuất đồ uống có cồn lên men nhưng không qua chưng cất như rượu sake, rượu táo, rượu lê, rượu mật ong, rượu hoa quả khác và đồ uống hỗn hợp chứa cồn;
- Sản xuất rượu vec mut và đồ uống tương tự.
Nhóm này cũng gồm:
- Pha chế các loại rượu vang;
- Sản xuất rượu không cồn và có độ cồn thấp.
Loại trừ:
- Sản xuất dấm được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào) nếu công việc này là một phần của việc bán buôn, và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Như vậy, sản xuất rượu vang có mã ngành kinh tế 1102 - 11020.
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013, quy định các chỉ tiêu cảm quan đối với rượu vang như sau:
(i) Màu sắc: Đặc trưng cho từng loại sản phẩm.
(ii) Mùi: Thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men, không có mùi lạ.
(iii) Vị: Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ.
(iv) Trạng thái: Trong, không vẩn đục.
Như vậy, rượu nho phải có màu sắc đặc trưng cho từng loại sản phẩm; mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men, không có mùi; vị đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ; trạng thái trong, không vẩn đục.