Quy định pháp luật hiện hành về việc phân vùng môi trường như thế nào? Cụ thể đó là những vùng nào?
>> Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi phổ biến phim trên không gian mạng năm 2024 như thế nào?
>> Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi năm 2024, đối tượng nào được mua cổ phần?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, quy định chung về phân vùng môi trường như sau:
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
(i) Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm: nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
(ii) Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
(iii) Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
(iv) Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
(v) Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về phân vùng môi trường năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Vùng hạn chế phát thải bao gồm:
(i) Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt quy định tại Mục 1.2 (nếu có).
(ii) Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật.
(iii) Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
(iv) Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị.
(v) Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(vi) Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
Vùng khác là khu vực còn lại trên địa bàn.
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường được quy định như sau:
(i) Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, khí thải quy định giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm phù hợp với yêu cầu bảo vệ của phân vùng môi trường đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, bảo đảm không gây tác động xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
(ii) Dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a khoản này phải thực hiện chuyển đổi loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đổi mới công nghệ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác bảo đảm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường.
Điều 17. Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường – Nghị định 08/2022/NĐ-CP 1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất căn cứ vào báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, điều tra, đánh giá chi tiết quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này và phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. 2. Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường bao gồm: a) Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất; b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất; c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định; d) Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu; đ) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm; e) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý. 3. Sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất. 4. Đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh công bố thông tin cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi. 5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành biểu mẫu phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường quy định tại khoản 2 Điều này. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ, cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất nông nghiệp. |