Hợp đồng đào tạo là gì? Pháp luật quy định các nội dung nào bắt buộc phải có trong hợp đồng đào tạo?
>> Năm 2024, báo cáo xếp loại doanh nghiệp có phải thông tin bắt buộc được công khai?
Căn cứ Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, quy định về hợp đồng đào tạo như sau:
Hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại bốn gạch đầu dòng đầu Mục 2 và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp.
Hợp đồng đào tạo phải có các nội dung sau đây:
(i) Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được.
(ii) Địa điểm đào tạo.
(iii) Thời gian hoàn thành khóa học.
(iv) Mức học phí và phương thức thanh toán học phí.
(v) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng.
(vi) Thanh lý hợp đồng.
(vii) Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về nội dung hợp đồng đào tạo năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung quy định tại Mục 1.2 còn có các nội dung sau đây:
(i) Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp.
(ii) Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong.
(iii) Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại Mục 1.2, phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề.
- Chương trình chuyển giao công nghệ.
- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng.
- Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
Điều 45. Lớp đào tạo nghề - Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 1. Lớp đào tạo nghề do tổ chức, cá nhân thành lập để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này. Trường hợp mở lớp đào tạo nghề theo đặt hàng của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương. 2. Tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây: a) Các khoản chi cho hoạt động của lớp đào tạo nghề được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Được tham gia các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; c) Được cấp chứng chỉ đào tạo cho người học d) Được cử người dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, lớp bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn; đ) Người học được hỗ trợ đào tạo nếu lớp đào tạo nghề thuộc các chương trình, đề án về đào tạo nghề của Nhà nước. 3. Lớp đào tạo nghề đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước: a) Có cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình đào tạo phù hợp với nghề đào tạo; b) Có báo cáo bằng văn bản về hoạt động đào tạo nghề với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mở lớp đào tạo nghề. |