Cho tôi hỏi khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc nào? Khi nào nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án? – Đức Minh (Bình Phước).
>> Việc điều chỉnh dự án đầu tư năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2023, được quy định thế nào?
Khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật Đầu tư 2020, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Quy định về bảo đảm thực hiện dự án đầu tư năm 2023 (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trường hợp bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp số tiền bảo đảm thực hiện dự án chưa được hoàn trả được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể trong các trường hợp sau:
- Dự án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác, vận hành theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Dự án bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020.
Hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ giữa tổ chức tín dụng và nhà đầu tư được ký kết và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và pháp luật có liên quan (khoản 3 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư 2020, căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
>> Xem thêm bài viết
>> Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2023, được quy định thế nào?
>> Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2023 được quy định thế nào?
>> Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2023?