Quy chế quản lý nội bộ của công ty TNHH hai thành viên trở lên do ai ban hành? Quy chế quản lý nội bộ có bắt buộc phải lưu giữ hay không?
>> Khi nào công an được quyền kiểm tra hành chính đột xuất khách sạn, nhà nghỉ?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giám đốc/Tổng giám đốc ban hành quy chế nội bộ của công ty TNHH hai thành viên trở lên
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bắt buộc phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Ngoài ra, tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
(i) Điều lệ công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông.
(ii) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác.
(iii) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty.
(iv) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp.
(v) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán.
(vi) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán.
(vii) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu nêu trên tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật (theo khoản 2 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020).
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 triệu - 30 triệu đồng đối với hành vi không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Theo đó, nếu không lưu giữ quy chế quản lý nội bộ tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty sẽ bị phạt từ 20 triệu – 30 triệu đồng.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ - Luật Lưu trữ 2011 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ sau đây: a) Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ; b) Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; c) Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật; d) Thực hiện các quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây: a) Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý; b) Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật. |