Niên hạn sử dụng đối với tàu chở dầu hiện nay là bao nhiêu năm? Thời điểm tính niên hạn sử dụng dụng của tàu chở dầu là khi nào?
>> Hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất phải có những nội dung cơ bản nào?
>> Phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2014/NĐ-CP, niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được quy định như sau:
TT |
Loại phương tiện |
Vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép không quá (năm) |
Vỏ gỗ không quá (năm) |
1 |
Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng |
30 |
25 |
2 |
Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi |
35 |
20 |
3 |
Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí |
30 |
25 |
4 |
Tàu cao tốc chở khách |
20 |
\ |
5 |
Tàu đệm khí |
18 |
\ |
Như vậy, có thể thấy, hiện nay niên hạn sử dụng của tàu chở dầu là không quá 30 năm đối với tàu có chất liệu là vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép và không quá 25 năm đối với tàu vỏ gỗ.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Niên hạn sử dụng đối với tàu chở dầu hiện nay (Ảnh minh họa - Nguồn từ Interent)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 111/2014/NĐ-CP, thời điểm tính niên hạn sử dụng của tàu chở dầu được quy định như sau:
(i) Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ năm đóng phương tiện. Việc xác định năm đóng phương tiện được thực hiện theo quy định tại Mục 3 dưới đây.
(ii) Tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu được tính từ năm đóng phương tiện cho đến năm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu phương tiện tại Việt Nam.
Như vậy, niên hạn sử dụng của tàu chở dầu được được tính từ năm đóng tàu.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 111/2014/NĐ-CP, năm đóng phương tiện thủy được quy định như sau:
(i) Đối với phương tiện thủy nội địa được đóng trong nước, năm đóng phương tiện được xác định là năm phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm sau khi kết thúc đóng mới.
(ii) Đối với phương tiện thủy nhập khẩu, năm đóng phương tiện được xác định là năm phương tiện được đóng và được ghi trong hồ sơ đăng kiểm hoặc hồ sơ do cơ quan quản lý của quốc gia mà phương tiện được đóng đã cấp cho phương tiện thủy đó.
Như vậy, đối với tàu chở dầu đóng trong nước, năm đóng tàu là năm tàu được cấp hồ sơ đăng kiểm. Đối với tàu chở dầu nhập khẩu, năm đóng tàu là năm tàu chở dầu được đóng và được ghi trong hồ sơ đăng kiểm hoặc hồ sơ do cơ quan quản lý của quốc gia đã cấp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Nghị định 111/2014/NĐ-CP Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động. 2. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy đã hoạt động được phép nhập khẩu về Việt Nam, sau đây gọi chung là tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu. 3. Tàu khách là phương tiện thủy nội địa có sức chở trên 12 người. 4. Tàu chở người là phương tiện thủy nội địa có sức chở từ 12 người trở xuống. 5. Tàu cao tốc chở khách là tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt, có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở lên ở trạng thái đầy tải. 6. Tàu đệm khí là phương tiện thủy nội địa mà toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của tàu có thể được nâng lên ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động nhờ đệm khí sinh ra liên tục để nâng tàu lên bề mặt nước và chạy trên bề mặt đó. 7. Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm. 8. Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết. 9. Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện. |