Những loại hàng hóa nào không được lưu giữ trong kho ngoại quan? Việc quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan được quy định như thế nào?
>> Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng là ngân hàng gì? Giờ làm việc của VPBank?
>> LMS là gì? Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ khoản 4 Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, những loại hàng hóa sau đây không được lưu giữ trong kho ngoại quan bao gồm:
(i) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam.
(ii) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường.
(iii) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài hàng hóa quy định tại khoản (i), (ii), (iii) căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Như vậy, hàng hóa không được lưu giữ trong kho ngoại quan bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam; hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về hàng hóa không được lưu giữ trong kho ngoại quan (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 86 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định việc quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau:
(i) Hàng hóa lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan.
Kho ngoại quan chuyên dùng chỉ được phép lưu giữ các mặt hàng phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho.
(ii) Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
Riêng đối với các mặt hàng là máy móc, thiết bị hoặc một số loại hàng hóa khác cung ứng từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng, chủ hàng hóa hoặc người được ủy quyền có thể lựa chọn không làm thủ tục hải quan, nhưng phải thông báo cụ thể cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để theo dõi.
(iii) Áp dụng phương tiện, công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho thông qua hệ thống công nghệ thông tin được kết nối với cơ quan hải quan.
(iv) Trong trường hợp muốn tiêu hủy những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa.
Văn bản thỏa thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan để theo dõi. Chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán các khoản chi phí tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định giám sát hải quan đối với kho ngoại quan.
Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
1. Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.
Như vậy, hàng hóa đưa vào kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan hải quan.