Nhà máy điện hạt nhân là gì? Hiện nay có những loại nhà máy điện phổ biến nào? Địa điểm nào được xây dựng nhà máy điện hạt nhân?
>> Các hành vi nào được xem là cản trở trong đấu thầu?
>> Hiện nay đồng tiền dự thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 70/2010/NĐ-CP, giải thích về nhà máy điện hạt nhân như sau:
Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.
Trong đó, tổ máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, tua bin và máy phát điện và các thiết bị phụ trợ khác chuyển năng lượng hạt nhân do lò phản ứng hạt nhân sinh ra thành điện năng.
Nói một cách dễ hiểu, nhà máy điện hạt nhân là một cơ sở sản xuất điện năng bằng cách sử dụng năng lượng giải phóng từ phản ứng hạt nhân.
Đây là loại nhà máy điện hiện đại, khai thác năng lượng từ việc phân hạch hoặc hợp hạch hạt nhân để tạo ra nhiệt, sau đó chuyển hóa nhiệt này thành điện năng.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Nhà máy điện hạt nhân là gì, Địa điểm nào được xây dựng nhà máy điện hạt nhân
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Các loại nhà máy điện phổ biến có thể kể đến như:
- Nhà máy nhiệt điện: Sử dụng nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu (than, dầu, khí tự nhiên) để tạo hơi nước quay tuabin, phát điện.
Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Việt Nam).
- Nhà máy điện hạt nhân: Sử dụng năng lượng từ phản ứng phân hạch hạt nhân để tạo nhiệt chuyển hóa thành điện năng.
- Nhà máy Thủy điện: Sử dụng năng lượng từ dòng chảy của nước (đập thủy điện hoặc nước tự nhiên) để quay tuabin phát điện.
Ví dụ: Nhà máy thủy điện Sơn La (Việt Nam).
- Nhà máy điện gió: Sử dụng năng lượng từ gió để làm quay tuabin phát điện.
Ví dụ: Nhà máy điện gió Bạc Liêu (Việt Nam).
- Nhà máy Điện mặt trời: Chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng bằng các tấm pin mặt trời hoặc gương hội tụ nhiệt.
Ví dụ: Nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận (Việt Nam).
- Nhà máy điện sinh khối: Sử dụng năng lượng từ việc đốt cháy hoặc chuyển hóa sinh khối (cây trồng, rác thải hữu cơ) thành điện năng.
Ví dụ: Nhà máy điện sinh khối An Khê (Việt Nam).
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:
(i) Bảo đảm an toàn cho dân cư trên địa bàn.
(ii) Bảo đảm an toàn cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân có tính tới các yếu tố địa chất, thủy văn, thiên tai, giao thông và các yếu tố khác.
(iii) Bảo đảm an ninh cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
(iv) Giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
Lưu ý: Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, địa điểm được xây dựng nhà máy điện hạt nhân là địa điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đáp ứng các yếu tố đảm bảo an toàn cho dân cư, vận hành nhà máy, bảo đảm an ninh và giảm thiểu hậu quả khi xảy ra sự cố.
|