Người nộp thuế phải tự tính số tiền phải nộp không? Năm 2023, pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc khai thuế, tính thuế? – Lan Trinh (Quảng Nam).
>> Việc khôi phục mã số thuế năm 2023 được quy định như thế nào?
>> Năm 2023, khi nào chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo tìm hiểu thì gia đình tôi là hộ kinh doanh về mây tre đan buộc phải đóng thuế, vậy hộ gia đình tôi có phải tự tính số tiền mà mình phải nộp không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Nguyên tắc khai thuế, tính thuế năm 2023 được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở.
Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, khoản 4 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thực hiện như khai thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Theo khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết như sau:
(i) Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
(ii) Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
(iii) Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện theo Mục (i), Mục (ii) và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 là:
- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;
- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;
- Việc áp dụng cơ chế nêu trên còn phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện;
Đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
>> Xem thêm bài viết và công việc liên quan:
>> Năm 2023, ai phải đăng ký thuế?
>> Địa điểm nộp và thời hạn đăng ký thuế lần đầu năm 2023?
>> Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp
>> Tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong doanh nghiệp