Pháp luật quy định như thế nào đối với trường hợp người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong công ty? Có cần phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu hay không?
>> Nhà thầu có được cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn trong gói thầu không?
>> Có được ủy quyền cho người khác làm thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hay không?
Cụ thể quy định đối với trường hợp người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong công ty có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu được quy định với những nội dung sau đây:
Theo Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT, những đối tượng phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
(i) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
(ii) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
Như vậy, đối với trường hợp người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong công ty phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo quy định nêu trên.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý theo Phụ lục III Nghị định 50/2024/NĐ-CP |
Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP |
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong công ty có phải huấn luyện sơ cứu, cấp cứu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP), thời gian huấn luyện sơ cứu, cấp cứu được quy định như sau:
(i) Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
(ii) Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
(iii) Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
(iv) Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
(v) Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo Điều 29 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP), về việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được quy định như sau:
Hình thức tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:
(i) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
(ii) Thuê tổ chức huấn luyện.
Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B, C lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
(ii) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện Hạng B và C.
Hết thời hạn 25 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
(iii) Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện hạng B, C là 5 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động