Theo quy định của pháp luật, người lao động khuyết tật làm việc cho công ty sẽ có bao nhiêu ngày phép năm? – Minh Trúc (Quảng Bình).
>> Để thạo việc hơn người lao động có được tập nghề trên 03 tháng không?
>> Thời điểm nào là phù hợp để đề nghị công ty tăng lương?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định ngày nghỉ hằng năm (còn gọi là ngày phép năm) cụ thể như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động là người khuyết tật và làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì hằng năm sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc hưởng nguyên lương và cứ đủ 05 năm làm việc cho một công ty thì ngày phép năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng với 01 ngày làm việc.
Bên cạnh đó, nếu người lao động là người khuyết tật làm việc chưa đủ 12 tháng vẫn được nghỉ phép năm, số ngày nghỉ tương ứng với số tháng đã làm việc của năm (khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Người lao động khuyết tật có bao nhiêu ngày phép năm?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những hành vi bị cấm khi công ty sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Tại Điều 159 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:
- Công ty phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
- Công ty phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc của người lao động như sau:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Do đó, khi sử dung người lao động khuyết tật thì công ty phải bố trí thời giờ làm việc tuân thủ quy định nêu trên và phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động khuyết tật.
Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt - Bộ luật Lao động 2019 Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây: 1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; 2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. |