PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi phải làm thêm giờ tại công ty vào buổi tối, lúc nghỉ giải lao tôi và một số đồng nghiệp có cùng nhau đánh bài ăn tiền 1.000 – 2.000 đồng để giải trí. Tuy nhiên công ty phát hiện và ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải toàn bộ nhân viên đã tham gia. Vậy quyết định này của công ty có đúng luật? Mong được hỗ trợ
>> Người dưới 15 tuổi có được ký hợp đồng lao động không?
>> Làm thế nào để đình công đúng luật?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải gồm có:
Đánh bạc được hiểu là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác). Như vậy, hành vi đánh bài cho dù giá trị 1.000 đồng – 2.000 đồng thì cũng bị xem là đánh bạc.
Như vậy, khi người lao động có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc (kể cả ngoài giờ làm việc) thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải theo Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được quy định như sau:
Bước 1. Lập biên bản vi phạm: Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Bước 2. Họp xử lý kỷ luật lao động: Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
Bước 3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Lưu ý: Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!