PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty tôi giảm mức thưởng Tết thấp hơn so với năm trước, khi NLĐ biết được nên đòi đình công, ngừng việc. Vậy có đúng hợp pháp không? Mong tư vấn, xin cảm ơn!!
>> Giáo viên trực Tết có được nhận thêm tiền?
>> Người lao động được gộp thời gian nghỉ phép trong năm để nghỉ vào dịp tết không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 199 BLLĐ 2019 quy định những trường hợp NLĐ có quyền đình công:
- Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
Do đó, người lao động có quyền đình công khi phát sinh tranh chấp lao động lao động tập thể về lợi ích. Đây là những tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng.
Như vậy, việc phản đối giảm thưởng Tết không phải lý do được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp.
Thứ hai, liên quan đến ngừng việc thì theo Điều 99 Bộ luật này quy định có 03 trường hợp ngừng việc bao gồm:
Trong đó, nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó sẽ không được tính lương. Như vậy, nếu tự ý ngừng việc để phản đối việc giảm thưởng Tết, người lao động sẽ không được tính lương.
Ngoài ra, khi tự ý ngừng việc, NLĐ còn bị coi là tự ý bỏ việc và có thể bị xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng (theo khoản 4 Điều 125 và điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động).
Tóm lại, đình công hay ngừng việc do giảm mức thưởng Tết đều là những hành động không được coi là đúng quy định pháp luật. Do đó, NLĐ nên lưu ý những điều nêu trên để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!