Trong năm 2024, doanh nghiệp sử dụng từ bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng kí nội quy lao động? Nội quy lao động doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?
>> Năm 2024, đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp nào?
>> Công ty nước ngoài tổ chức triển lãm tại Việt Nam có phải xin cấp giấy phép?
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019, quy định về người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Trật tự tại nơi làm việc.
- An toàn, vệ sinh lao động.
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
- Trách nhiệm vật chất.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Năm 2024, đăng ký nội quy lao động khi sử dụng lao động (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.
(i) Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
(ii) Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
(iii) Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
(iv) Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
- Đang bị tạm giữ, tạm giam.
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(v) Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
(vi) Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
>> Quý khách hàng xem thêm: Lưu ý đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động năm 2024
Điều 121. Hiệu lực của nội quy lao động - Bộ luật Lao động 2019 Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động. |