Theo quy định năm 2024, đối với tổ chức có hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa thì mức phạt tiền sẽ như thế nào?
>> Hàng hóa gây thiệt hại, trường hợp nào thì nhà sản xuất không phải bồi thường?
Căn cứ Điều 66 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định như sau:
(i) Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(ii) Tổ chức vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
(iii) Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản (i) và khoản (ii) Mục này được ấn định ít nhất bằng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cách xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm.
Theo quy định tại khoản (iii) nêu trên, mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa sẽ theo mức được ấn định ít nhất bằng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Năm 2024, mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm về chất lượng hàng hóa là bao nhiêu
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 64 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định sau đây:
(i) Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(ii) Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
(iii) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về khiếu nại, tố cáo của mình.
Căn cứ Điều 68 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
(i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi cả nước.
(ii) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
(iii) Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(iv) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
(v) Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với sản phẩm, hàng hóa chưa được quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
>>Tham khảo nội dung liên quan tại đây: Trường hợp nào thì nhà sản xuất không phải bồi thường khi hàng hóa gây thiệt hại?