Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu? Những trường hợp nào biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng?
>> Những trường hợp nào được chở người trên thùng xe ô tô chở hàng?
>> Via là gì? Các loại via thường gặp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định giải thích tạm nừng nhập khẩu cụ thể như sau:
1. Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, tạm ngừng nhập khẩu được hiểu là một biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cấm việc đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
![]() |
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Tạm ngừng nhập khẩu là gì; Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về thẩm quyền áp dụng tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập nhẩu cụ thể như sau:
|
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có định nghĩa về hoạt động ngoại thương cụ thể như sau:
Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.