Theo quy định pháp luật hiện hành, Hội đồng quản trị công ty cổ phần trong năm 2024 phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? Công ty cổ phần có bắt buộc phải có thư ký công ty không?
>> Năm 2024, bị thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke trong trường hợp nào?
>> Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke 2024 gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thành viên Hội đồng quản trị phải có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Căn cứ khoản 5 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 về thư ký công ty cổ phần như sau:
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm thư ký công ty. Thư ký công ty có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp.
- Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
- Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty.
- Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông; việc tuân thủ nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, công ty cổ phần không bắt buộc phải có thư ký công ty. Trường hợp xét thấy cần thiết thì Hội đồng quản trị sẽ quyết định bổ nhiệm thư ký cho công ty cổ phần.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Năm 2024, Hội đồng quản trị công ty cổ phần có bao nhiêu thành viên
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó.
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết.
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.