Hai công ty cùng hợp tác sản xuất ra một loại đồ uống thì có thể cùng nhau đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đó hay không?
>> Việc sử dụng tên thương mại năm 2024 được quy định như thế nào?
>> Vi phạm bản quyền trên Internet năm 2024, sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12). Theo đó, hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
(i) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
(ii) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Tổng hợp biểu mẫu đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu |
Năm 2024, hai công ty có thể cùng đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12), tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm
- Người sản xuất không phản đối việc đăng ký đó.
Căn cứ khoản 6 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12), người có quyền đăng ký quy định tại Mục 1, Mục 2 nêu trên và các trường hợp khác quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Căn cứ Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Luật số 42/2019/QH14), cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
(ii) Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
(iii) Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ - Luật số 42/2019/QH14 ... 2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ ... 16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. 17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. 18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. 19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. 20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. |