Người nước ngoài không có bằng đại học thì có thể xin giấy giấy phép lao động tại Việt Nam không? Muốn xin giấy phép lao động ở vị trí chuyên gia cần giấy tờ nào?
>> Năm 2024, trường hợp nào thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn?
>> Lao động nữ nghỉ thai sản năm 2024 được hưởng bao nhiêu phần trăm lương?
(i) Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị đinh 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP), chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(ii) Đồng thời căn cứ điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị đinh 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP), giấy tờ chứng minh chuyên gia theo quy định tại khoản (i) nêu trên bao gồm 2 loại giấy tờ sau:
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận.
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Như vậy, người nước ngoài không có bằng đại học có thể xin giấy phép lao động ở Việt Nam thuộc diện chuyên gia nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Đồng thời có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Không có bằng đại học có thể xin được giấy phép lao động năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5, điểm g khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP), hồ sơ xin giấy phép lao động thuộc diện chuyên gia gồm các giấy tờ sau:
(i) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.
(ii) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(iii) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
(iv) Giấy tờ chứng minh chuyên gia theo khoản (ii) Mục 1 nêu trên.
(v) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
(vi) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
(vii) Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động.
(viii) Văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.