Trong năm 2024, công ty cổ phần có bắt buộc phải lưu giữ biên bản họp đại hội đồng cổ đông hay không? Nếu không lữu giữ biên bản họp có bị phạt không?
>> Năm 2024, Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, tùy theo từng loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các giấy tờ sau đây:
- Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông.
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác.
- Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty.
- Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp.
- Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán.
- Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán.
- Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
Các tài liệu nêu trên phải được lưu giữ tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty cổ phần bắt buộc phải lưu giữ biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các giấy tờ khác theo quy định nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Công ty cổ phần phải lưu giữ biên bản họp đại hội đồng cổ đông năm 2024
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Như vậy, công ty cổ phần không lưu giữ biên bản họp đại hội đồng cổ đông tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty, bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật.
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát.
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Như vậy, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và cổ đông hoặc nhóm cổ đông hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường.
Điều 145. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. 3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. 4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này. |