Theo quy định pháp luật, quyền thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý năm 2024 do ai quyết định? Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ như thế nào?
>> Điều kiện thanh toán dự án BT tại TP. Hồ Chí Minh năm 2024?
>> Năm 2024, một người có thể cùng lúc làm thành viên Hội đồng quản trị cho nhiều công ty?
Căn cứ khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2022), thông qua của Đại hội đồng cổ đông về thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty như sau:
Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại.
- Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
- Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác.
- Tổ chức lại, giải thể công ty.
- Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Thẩm quyền quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty, năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ như sau:
(i) Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
(ii) Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động 2019; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:
- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều 38. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Bộ luật Lao động 2019 Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý. Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật - Bộ luật Lao động 2019 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này. |