Quyền tác giả, quyền liên quan là gì? Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan mức độ nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? – Hoàng Anh (Bình Phước).
>> Yêu cầu với nội dung, tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo năm 2023?
>> Năm 2023, vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12), quyền tác giả, quyền liên quan được định nghĩa như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền liên quan được phát sinh khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự? (Ảnh minh họa - Nguồn internet)
Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân xâm phạm đến quyền tác tác, quyền liên quan như sau:
- Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả (còn gọi là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm), quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.