Nội dung quảng cáo phải bao gồm những gì, tôi muốn sử dụng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trong lúc quảng cáo sản phẩm của mình có được không? – Phú Thành (Hà Tĩnh).
>> Năm 2023, vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
- Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Quảng cáo 2012, nội dung quảng cáo phải đảm bảo các quy định sau:
+ Đảm bảo tính trung thực.
+ Chính xác.
+ Rõ ràng.
+ Không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
- Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Yêu cầu với nội dung, tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo năm 2023? (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo Điều 18 Luật Quảng cáo 2012, ngôn ngữ quảng cáo được quy định cụ thể như sau:
- Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt.
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
- Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo 2012, các phương tiện được dùng để quảng cáo bao gồm:
- Báo chí.
- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
- Phương tiện giao thông.
- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, khi cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(1) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
(2) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp sau:
+ Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu.
+ Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu.
+ Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu.
+ Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu.
04 trường hợp ngoại trừ trên không bị xử phạt về hành vi vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo mà bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định về biển hiệu theo điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
(3) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn.
Ngoài mức phạt tiền nói trên, khi cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi nêu tại Mục (1).
Lưu ý: Dựa vào quy đinh tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) các mức phạt tiền nêu tại Mục 4 của bài viết này được áp dụng đối với cá nhân khi có hành vi vi phạm quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo, còn đối với tổ chức khi có hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ là gấp đôi cá nhân.
Như vậy, sản phẩm quảng cáo của quý khách phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại Mục 1 và quý khách được phép sử dùng cùng một lúc 02 thứ tiếng Việt và tiếng Anh trong lúc quảng cáo sản phẩm của mình nhưng phải tuân thủ các yêu cầu tại Mục 2.