Cho tôi hỏi, khi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị xử lý hình sự? – Tiến Tùng (Hà Nội).
>> Năm 2023, vi phạm quy định về cạnh tranh mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
Cụ thể hơn, tôi muốn hỏi hành vi lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá thì bị xử phạt hành chính hay bị xử lý hình sự? Nếu bị xử lý hình sự thì mức phạt như thế nào?
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Năm 2023, vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản mức độ nào sẽ bị truy cứu hình sự?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016, đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016.
Khi tham gia hoạt động đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016 và các quy định pháp luật liên quan (theo Điều 2, khoản 1 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016).
Các Điều 69, 70, 71 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về xử lý vi phạm đối với:
- Đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
- Người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Người có tài sản đấu giá.
Theo đó, khi vi phạm các quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà những đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật (giữa người sử dụng lao động và người vi phạm), xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Từ đó, có thể xác định người có hành vi vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản có thể chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định. Nếu thuộc trường hợp nêu tại mục 3 bên dưới thì phải chịu trách nhiệm hình sự, không chịu trách nhiệm hành chính. Nếu không thuộc trường hợp nêu tại mục 3 bên dưới mà thuộc trường hợp quy định tại mục 5 Chương II Nghị định 82/2020/NĐ-CP hoặc Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác về hoạt động bán đấu giá tài sản thì chịu trách nhiệm hành chính.
i) Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản thì hành vi vi phạm quy định về bán đấu giá tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa các điều kiện dưới đây:
- Thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
+ Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá.
+ Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản.
+ Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
- Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50 triệu đồng trở lên.
ii) Hình phạt chính áp dụng cho tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản như sau:
- Trường hợp thực hiện hành vi nêu tại mục i) và thu lợi bất chính dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Trường hợp có hành vi nêu tại mục i) và thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức.
+ Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên.
+ Gây thiệt hại cho người khác 300 triệu đồng trở lên.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
iii) Hình phạt bổ sung có thể áp dụng cho người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản như sau: bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.