PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi đóng bảo hiểm được 17 năm từ 2005, giờ tôi muốn rút BHXH 1 lần thì được tính như thế nào? Mong được hỗ trợ
>> Thời hạn tối đa cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để khám bệnh ngoại trú
>> Những khoản thu nhập nào tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2022?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Điều kiện được hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13);
- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Từ quy định trên, một trong các điều kiện để hưởng BHXH 1 lần là người lao động sau 01 năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.
Như vậy, trường hợp của anh/chị đã đóng BHXH được 17 năm từ 2005, giờ muốn rút BHXH đã đáp ứng được điều kiện nói trên.
Mức hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
Mức điều chỉnh |
5,10 |
4,33 |
4,09 |
3,96 |
3,68 |
3,53 |
3,58 |
3,59 |
3,46 |
3,35 |
3,11 |
2,87 |
2,67 |
2,47 |
2,01 |
Năm |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
|
Mức điều chỉnh |
1,88 |
1,72 |
1,45 |
1,33 |
1,25 |
1,20 |
1,19 |
1,16 |
1,12 |
1,08 |
1,05 |
1,02 |
1,00 |
1,00 |
|
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!