Mua vé xe khách ngày Tết nhưng không đi có được hoàn tiền không? Thông tin nào được niêm yết trên xe đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?
>> Research and Development là gì? Quy trình thực hiện Research and Development là gì?
>> TBC là gì trong marketing? Cách thức hoạt động của TBC như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
…
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
Theo đó, khi mua vé xe khách ngày Tết nhưng không đi, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định có trách nhiệm hoàn lại tiền trong các trường hợp sau:
- Thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
- Thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
Theo đó, nếu hành khách đã mua vé xe khách ngày Tết nói riêng hoặc vào các thời điểm khác nói chung nhưng sau đó thay đổi ý định không đi, cần thông báo trước cho nhà xe trong thời hạn quy định trên để được hoàn tiền vé theo tỷ lệ tương ứng.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về việc hoàn tiền khi mua vé xe khách ngày Tết (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải niêm yết thông tin trên xe quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-BTC, bao gồm:
- Niêm yết ở phía trên kính trước: Tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm;
- Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe:
+ Tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.
+ Giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BGTVT.
- Niêm yết ở trong xe:
+ Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe).
+ Giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BGTVT.
+ Hành trình chạy xe.
+ Dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.
+ Khối lượng hành lý miễn cước.
+ Số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, quy định tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách theo tuyến cố định như sau:
(i) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe.
(ii) Biển chỉ dẫn điểm dừng đón, trả khách áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
(iii) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương để xác định.