Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 8620 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 8560 là gì? Dịch vụ hỗ trợ giáo dục thì đăng ký mã ngành nào?
>> Năm 2024, thời gian thử việc của người quản lý doanh nghiệp là bao lâu?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8620 là về hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.
Nhóm Mã ngành 8620 bao gồm: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và phòng khám nha khoa mà bệnh nhân chủ yếu được khám và điều trị ngoại trú theo đơn của các bác sĩ, thầy thuốc giàu kinh nghiệm của phòng khám.
Cụ thể, mã ngành 8620 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm này này gồm:
- Hoạt động khám, chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ trong lĩnh vực y tế đa khoa và chuyên khoa do các bác sỹ và các chuyên gia y tế, các nhà phẫu thuật đảm nhận.
- Hoạt động của các trung tâm kế hoạch hoá gia đình có cung cấp điều trị y tế như triệt sản hay sảy thai, không có tiện nghi ăn ở.
- Các hoạt động này có thể tiến hành ở phòng khám bệnh tư nhân, phòng khám bệnh của một nhóm bác sỹ và trong các phòng khám cho các bệnh nhân ngoại trú bệnh viện, nhà dưỡng lão, các tổ chức lao động cũng như tại nhà của bệnh nhân.
- Dịch vụ tư vấn cá nhân cho các bệnh nhân nội trú.
Nhóm 86201 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động y tế cho bệnh nhân nội trú được phân vào nhóm 86101 (Hoạt động của các bệnh viện).
- Hoạt động trợ giúp y tế như hoạt động của các bà đỡ, y tá và nhà vật lý trị liệu được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).
Nhóm này bao gồm:
- Hoạt động của các phòng khám nha khoa.
- Hoạt động nha khoa ở trạng thái chung hoặc đặc biệt như khoa răng, nha khoa cho trẻ em, khoa nghiên cứu các bệnh về răng miệng.
- Hoạt động về chỉnh răng.
- Hoạt động phẫu thuật nha khoa.
- Hoạt động tư vấn, chăm sóc răng miệng.
Nhóm 86202 sẽ loại trừ đối với: Sản xuất răng giả, hàm răng giả và các thiết bị lắp răng giả cho các phòng khám răng được phân vào mã 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động tại Điều 42 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
(i) Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
- Có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh.
- Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
(ii) Cơ sở vật chất, nhân sự:
- Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu diện tích như sau:
+ Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2.
+ Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có tối thiểu từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu 05 m2 trên một giường bệnh.
+ Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10 m2.
+ Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
- Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
- Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(iii) Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.