Pháp luật hiện hành quy định về giáo dục nhà trẻ bao gồm những hoạt động gì? Đăng ký mã ngành 8511 có được hay không?
>> Mã ngành 6630 là gì? Hoạt động quản lý quỹ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 7500 là gì? Hoạt động thú y thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8511- 85110 là về giáo dục nhà trẻ.
Nhóm Mã ngành 8511 bao gồm: Hoạt động giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi, chăm sóc giúp cho trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, tập trung vào các hoạt động tập thể và được thiết kế để cho trẻ em làm quen với môi trường kiểu trường học.
Lưu ý: Mã ngành cấp 4 8511 thuộc nhóm Mã ngành cấp 3 851: Giáo dục mầm non.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8511- 85110: Giáo dục nhà trẻ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 24 Luật Giáo dục 2019, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:
(i) Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
(ii) Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
- Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.
- Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Căn cứ Điều 44 Luật Trẻ em 2016, bảo đảm về giáo dục cho trẻ em được quy định như sau:
(i) Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.
(ii) Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
(iii) Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.
(iv) Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
(v) Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.