Hoạt động cấp cứu động vật có thuộc nhóm hoạt động thú y hay không? Nếu đăng ký mã ngành 7500 thì có đúng với quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 7710 là gì? Cho thuê xe có động cơ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 7721 là gì? Cho thuê thiết bị thể thao, vui chơi giải trí thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 7500 là về hoạt động thú y.
Cụ thể, nhóm này bao gồm:
- Chăm sóc sức khỏe động vật và kiểm soát hoạt động của gia súc.
- Chăm sóc sức khỏe động vật và kiểm soát hoạt động của vật nuôi.
Những hoạt động này được thực hiện bởi những bác sĩ thú y có chuyên môn cao trong các cơ sở chữa bệnh cho động vật nuôi, các hoạt động khám, chữa bệnh cho thú vật của cơ quan thú y được thực hiện khi kiểm tra các trại chăn nuôi, các cũi hoặc nhà chăn nuôi động vật, trong các phòng chẩn đoán, phẫu thuật hoặc ở một nơi nào đó.
Nhóm Mã ngành 7500 cũng gồm:
- Hoạt động của trợ giúp thú y hoặc những hỗ trợ khác cho bác sĩ thú y.
- Nghiên cứu chuyên khoa hoặc chẩn đoán khác liên quan đến động vật.
- Hoạt động cấp cứu động vật.
Nhóm Mã ngành 7500 sẽ loại trừ đối với:
- Cung cấp thức ăn cho gia súc không kèm với chăm sóc sức khỏe được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).
- Xén lông cừu được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).
- Dịch vụ dồn, lùa gia súc, chăn nuôi trên đồng cỏ, thiến trâu được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).
- Hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).
- Hoạt động cho vật nuôi ăn không kèm với chăm sóc sức khỏe được phân vào nhóm 96390 (Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7500: Hoạt động thú y (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Thú y 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) chính sách của Nhà nước về hoạt động thú y như sau:
(i) Trong từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách cụ thể đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động sau đây:
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán, xét nghiệm, chữa bệnh động vật; xây dựng các cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng khu cách ly kiểm dịch.
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật; xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi.
- Phát triển hệ thống thông tin, giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật.
- Phòng, chống dịch bệnh động vật và khắc phục thiệt hại sau dịch bệnh động vật.
- Phòng, chống dịch bệnh có trong Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; kiểm soát, khống chế, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường.
- Sản xuất thuốc thú y, vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm của động vật.
- Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
(ii) Nhà nước khuyến khích các hoạt động sau đây:
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ động vật tập trung.
- Tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; xã hội hóa hoạt động thú y, bảo hiểm vật nuôi.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực thú y.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thú y.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ động vật vì mục đích nhân đạo.
(iii) Người thực hiện hoạt động thú y theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị lây nhiễm bệnh, bị thương, chết thì được xem xét, hưởng chế độ, chính sách như đối với thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.