Pháp luật hiện hành quy định mã ngành 8422 là về vấn đề gì? Hoạt động quốc phòng thì đăng ký mã ngành 8422 có được hay không?
>> Quyền của thành viên công ty TNHH hai thành viên năm 2024 là như thế nào?
Căn cứ Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 8422 - 84220 là về hoạt động quốc phòng.
Nhóm này gồm:
(i) Quản lý, điều hành hoạt động quốc phòng về vùng đất, vùng biển, vùng trời như:
- Lực lượng quân đội, hải quân, không quân.
- Kỹ thuật, giao thông, liên lạc, do thám, hậu cần và các đơn vị phục vụ quốc phòng khác.
- Các lực lượng dự bị và hỗ trợ cho quốc phòng.
- Hậu cần (cung cấp trang thiết bị, quân nhu).
- Hoạt động y tế cho quân nhân trên chiến trường.
(ii) Quản lý, điều hành và hỗ trợ lực lượng quốc phòng.
(iii) Hỗ trợ việc lập kế hoạch tác chiến và tiến hành diễn tập quân sự và an ninh nhân dân.
(iv) Quản lý các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến quốc phòng và các quỹ liên quan.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8422: Hoạt động quốc phòng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 8422 loại trừ đối với các trường hợp:
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm được phân vào ngành 72 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ).
- Cung cấp trợ giúp quân sự cho nước ngoài được phân vào nhóm 84220 (Hoạt động quốc phòng).
- Hoạt động của tòa án quân sự được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).
- Cung cấp vật tư cho trường hợp bị thiên tai sự cố bất thường được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).
- Hoạt động giáo dục trong các trường quân sự được phân vào nhóm 854 (Giáo dục đại học).
- Hoạt động của bệnh viện quân đội được phân vào nhóm 861 (Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế).
Căn cứ Điều 3 Luật Quốc phòng 2018, hoạt động quốc phòng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
(i) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
(ii) Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
(iii) Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
(iv) Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
(v) Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng - Luật Quốc phòng 2018 1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân 2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật. 4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. |