Pháp luật hiện hành quy định hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành bao gồm những hoạt động nào? Đăng ký mã ngành 8413 có được hay không?
>> Quyền của thành viên công ty TNHH hai thành viên năm 2024 là như thế nào?
>> Tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, xếp hạng cơ sở năm 2024 như thế nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8413 – 84130 là về hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành. Cụ thể nhóm này gồm:
- Quản lý và quy định, bao gồm cả trợ cấp, cho các khu vực kinh tế khác nhau:
+ Nông nghiệp.
+ Sử dụng đất.
+ Nguồn năng lượng và khoáng chất.
+ Giao thông.
+ Liên lạc.
+ Khách sạn và du lịch.
+ Bán buôn và bán lẻ.
- Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) và các quỹ liên quan để cải thiện đời sống kinh tế.
- Quản lý giao dịch lao động thông thường.
- Thi hành chính sách đo lường phát triển vùng, như giảm thất nghiệp.
Nhóm Mã ngành 8413 sẽ loại trừ đối với: Các hoạt động nghiên cứu và phát triển thực nghiệm được phân vào ngành 72 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8413 – 84130: Hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Việc làm 2013, chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như sau:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Căn cứ Điều 15 Luật Việc làm 2013, chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn được quy định như sau:
(i) Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
(ii) Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
- Hỗ trợ học nghề.
- Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề.
- Giới thiệu việc làm miễn phí.
Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm 2013.
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm - Luật Việc làm 2013 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. 2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. 3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp. 4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. 6. Hợp tác quốc tế về việc làm. |