Mã ngành 7830 đăng ký ngành nghề nào? Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài đăng ký mã ngành 7830 được không?
>> Mã ngành 7820 là gì? Cung ứng lao động tạm thời thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 7830 là về cung ứng và quản lý nguồn lao động.
Cụ thể mã ngành 7830 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm này bao gồm: Các hoạt động cung cấp nguồn lao động dài hạn, ổn định, quản lý nguồn lao động trong nước, đại diện cho người lao động trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động, nhưng họ không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.
Nhóm 78301 sẽ loại trừ đối với:
- Cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó.
- Cung cấp chỉ một yếu tố nguồn lao động phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố đó.
Nhóm này bao gồm: Các hoạt động cung cấp nguồn lao động dài hạn, ổn định, quản lý nguồn lao động làm việc ở nước ngoài, đại diện cho người lao động trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề về tài chính hoặc nguồn lao động, nhưng họ không có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát người lao động.
Nhóm 78302 sẽ loại trừ đối với:
- Cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh, được phân theo nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó.
- Cung cấp chỉ một yếu tố nguồn lao động, xem nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố nguồn lao động đó.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về hợp đồng cung ứng lao động như sau:
(i) Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
(ii) Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:
- Thời hạn của hợp đồng.
- Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động.
- Nước tiếp nhận lao động.
- Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Điều kiện, môi trường làm việc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- An toàn, vệ sinh lao động.
- Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động.
- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có).
- Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại.
- Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
(iii) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản (ii) nêu trên phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể.