Mã ngành 7222 quy định về vấn đề gì? Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5011 là gì? Vận tải hành khách ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành nào?
>> Ký kết hợp đồng bảo quản tài sản năm 2024, cần phải lưu ý những gì?
Mã ngành 7222 là về nhiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực lịch sử và khảo cổ học.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngôn ngữ học và văn học.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực triết học, đạo đức học và tôn giáo.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn khác.
Như vậy, trường hợp muốn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn thì đăng ký mã ngành 7222 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7222: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học nhân văn (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ (Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, việc đăng ký chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
(i) Đối với chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp quy định phải đăng ký chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký chuyển giao công nghệ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và quy định của Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản này do các bên thỏa thuận. Trường hợp tính đến thời điểm đăng ký chuyển giao công nghệ, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
(ii) Bên nhận công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thay mặt các bên gửi hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
(iii) Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung.
- Trường Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung bổ sung.
- Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(iv) Mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP.