Mã ngành 5011 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh hoạt động vận tải hành khách ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành nào?
>> Ký kết hợp đồng bảo quản tài sản năm 2024, cần phải lưu ý những gì?
>> Mã ngành 8521 là gì? Giáo dục tiểu học thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 5011 là về vận tải hành khách ven biển và viễn dương (Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách ven biển và viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;
- Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan;
- Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu, thuyền có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển và viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).
Như vậy, trường hợp muốn kinh hoạt động vận tải hành khách ven biển và viễn dương thì đăng ký mã ngành 5011 nêu trên
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 5011 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.
- Hoạt động của các “casino nổi” được phân vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.
(i) Nhóm 50111: Vận tải hành khách ven biển.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách ven biển, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;
- Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan;
- Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển (ví dụ đối với tàu thuyền đánh cá).
Loại trừ:
- Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.
- Hoạt động của các “casino nổi” được phân vào nhóm 92002 (Hoạt động cá cược và đánh bạc) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.
(ii) Nhóm 0112: Vận tải hành khách viễn dương.
Nhóm này gồm:
- Vận tải hành khách viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình.
- Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan.
- Cho thuê tàu có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).
Loại trừ: Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh))) và nhóm 56301 (Quán rượu, bia, quầy bar) nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.
Điều 93. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải - Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 1. Người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hoá khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hoá đã ghi trong giấy vận chuyển. 2. Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hoá thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Điều 94. Miễn bồi thường 1. Người kinh doanh vận tải được miễn bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi trong các trường hợp sau đây: a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép; b) Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi; c) Do nguyên nhân bất khả kháng; d) Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng hoá. 2. Người thuê vận tải được miễn bồi thường vi phạm hợp đồng trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. |